-
Bệnh đốm trắng (Ichtyopthirius hoặc White spot disease)
Ichtyopthirius là một loài ký sinh trùng thường được phát hiện nhiều ở cá nước ngọt gọi là bệnh đốm trắng hoặc Ich. Chúng xuất hiện nhiều trên vây khiến vây cá nổi các đốm trắng (giống như các hạt muối), rộng 1mm. Chúng dễ dàng lây sang các thiết bị trong bể cá và các con cá khác trong bể.
Khi chú cá của bạn bị bệnh, chúng sẽ sinh sản rất nhanh và nếu không nhanh chóng chữa trị kịp thời khả năng tử vong của chúng là 100%
Ký sinh trùng thường tồn tại và sinh sống dưới đáy bể. Ban đầu là một dạng nang bào (cyst) có khả năng kháng lại các loại thuốc, sau đó chúng nở thành hàng trăm ký sinh trùng và phát tán đi tìm các vật chủ, bám vào và làm cho các chú cá của bạn yếu dần đi. Các biểu hiện dễ nhận biết như: chán ăn, lờ đờ và bị kẹp vây…
Cách khắc phục:
- Không phải tất cả các đốm trắng đều là Ich, vì vậy hãy xác định chẩn đoán trước khi điều trị.
- Bác sĩ chuyên ngành
- làm sạch các ký sinh trùng
- lọc nước sạch để khử khuẩn
- ăn đều đặn hợp vệ sinh
- Không phải tất cả các đốm trắng đều là Ich, vì vậy hãy xác định chẩn đoán trước khi điều trị.
-
Bệnh mục đuôi hoặc vây
Bệnh mục đuôi hoặc vây ở cá còn gọi là “bệnh thối vây”, làm cho vây, đôi dễ bị cụt, mất đi đặc biệt ở các mép. Chúng có thể xuất hiện ở hầu hết các loại cá, gây biến dạng, ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài của chúng.
Bệnh thối vây bắt đầu khi cá của bạn có những vết thương nhỏ bị nhiễm trùng. Bạn có thể thấy ban đầu sẽ xuất hiện những vết đốm hồng, trắng, đỏ nhô lên trên vây cá, do môi trường không sạch hoặc quá bẩn là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, còn do vây mô rất mỏng manh và ít lưu thông máu nên không có gì lạ khi nhiễm trùng lây lan nhanh.
Nguyên nhân gây bệnh: stress, điều kiện môi trường không tốt, bể có nhiều ký sinh trùng, mật độ cá dày đặc, thiếu oxy trong nước, nước bẩn….
Cách khắc phục:
Hệ thống miễn dịch của cá vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ và ức chế quá trình lây lan của vi khuẩn.
- Môi trường sống của cá phải thích hợp, chất lượng nước được xử lý và khử khuẩn thật tốt, thêm vào đó một chế độ ăn uống hợp lý.
- Xác định chính xác vị trí và bệnh mà cá của bạn mắc phải
- Sử dụng các loại muối chuyên dụng thêm vào môi trường sinh sống của cá để xử lý các vi khuẩn có hại trong bể
- Dùng thuốc kháng sinh nếu tình trạng cá thực sự nguy cấp
- Sử dụng loại bể hydrogen peroxide giúp khử khuẩn và làm sạch môi trường sống của cá.
Sau khi những nơi nhiễm trùng được loại bỏ, vây của cá sẽ tự tái tạo lại nguyên trạng như ban đầu. Điều trị bằng thuốc kháng sinh hiếm khi được khuyến cáo đối với bệnh thối vây vì khó có thể cung cấp các yếu tố miễn dịch đến phần cuối vây. Cải thiện môi trường sống của cá là cách điều trị tốt nhất bệnh mục đuôi hoặc vây cá.
-
Bệnh nấm (Fungus)
Bệnh nấm (Fungus) khi quan sát ta sẽ thấy các vết màu nâu, xám xuất hiện trên thân cá từng mảng lớn nhỏ hoặc toàn bộ vùng da, vây có vệt máu, bị sờn, rách và có lông, vùng đầu và miệng bị xói mòn và thối rửa được bao phủ bởi lông gòn trắng nhưng lông mọc. Nhiễm trùng do nấm cá thông thường có thể gây ra nhiễm trùng thứ cấp. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu do vi khuẩn), thối vây hoặc cổ chướng. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải học cách xác định, phòng ngừa và điều trị bệnh này càng nhanh càng tốt.
Nguyên nhân: khá đa dạng chủ yếu do ký sinh trùng, đánh nhau trong bể, môi trường sống bẩn, nhiệt độ nước thấp,...
Cách khắc phục
- Kiểm dịch và cách ly cá mới trước khi đưa chúng vào bể ngăn ngừa sự lây lan của nấm, các loại bệnh khác
- Giữ nước trong bể luôn sạch sẽ, chất lượng nước ở mức tốt nhất.
- Thay nước và khử khuẩn thường xuyên để tránh tình trạng vi khuẩn sinh sôi và lây lan
- Áp dụng các phương pháp phòng tránh bệnh nấm.
- Cung cấp các chất dinh dưỡng vào thức ăn giúp tăng cường sức khoẻ và hệ miễn dịch ở cá.
- Bộ lọc nước và cung cấp oxi cho cá là một điều chắc chắn cần thiết cho môi trường sinh sống của cá trở nên hoàn hảo. Khi chọn một bộ lọc cho bể cá của bạn, hãy đảm bảo rằng nó có độ lọc cần thiết để giữ cho cá của bạn khoẻ mạnh.
Trường hợp cá nhiễm bệnh và có các vết thương mở thì nên dùng nước có pha muối với nồng độ 1-3 gam muối/lít.
-
Bệnh táo bón (Constipation)
Đây là bệnh thường thấy ở cá sau khi cho ăn thức ăn dạng viên hoặc dạng mảnh. Nếu không điều trị kịp thời, táo bón có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như chán ăn, bệnh bàng quang…
Khi mắc bệnh, cá thường có biểu hiện chán ăn, đầy hơi, phân có hạt, thờ ơ, khó khăn trong đại tiện và hay đi ngoài. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, chứng táo bón khiến chúng khó bơi hơn bình thường, chúng cũng có vảy nổi nhô ra khỏi cơ thể, tạo ra hiệu ứng giống quả thông đặc trưng khi nhìn từ trên xuống. Phân dắt lủng lẳng phía hậu môn.
Nguyên nhân chủ yếu là do ăn thiếu khoa học, thiếu chất dẫn đến tình trạng khó tiêu. Cho ăn quá nhiều thức ăn dạng bột
KHắc phục:
- Bổ sung chất xơ giúp đường tiêu hóa hoạt động tốt. Nếu không có đủ chất xơ trong chế độ ăn của cá, phân sẽ không dễ dàng được đẩy ra ngoài, dẫn đến chán ăn, lờ đờ và các vấn đề về khả năng nổi thường được mô tả là bệnh bàng quang.
- Thay khẩu phần ăn, tăng cường thức ăn khô như đậu hà lan, rau diếp, rau bina, thực phẩm tươi sống như sâu bọ
- Thức ăn khô trước khi cho ăn nên ngâm nước cho mềm giúp cá tiêu hoá tốt.
Mời các bạn xem tiếp phần 2 "cách nhận biết các loại bệnh ở cá cảnh".