CẢM LẠNH Ở CÁ VÀNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

CẢM LẠNH Ở CÁ VÀNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Ngày đăng: 30/04/2022 11:52 AM

    Bệnh cảm lạnh ở cá vàng là khi các bé không vui đùa như mọi ngày, lừ đừ, biếng ăn, nhát bơi.

    A. NGUYÊN NHÂN:

    – Thay đổi các yếu tố môi trường sống:

    1. Thay nước: (lượng nhiều, ở thời điểm flo trong nước cao…) mưa lượng nhiều…
    2. Hội chứng urê nước cao (cho ăn nhiều, hệ thống lọc không tương xứng với số lượng cá vàng, hệ thống lọc còn mới…)
    3. Thay đổi nhiệt độ đột ngột ( thường là hồ ngoài trời: sáng nắng chiều mưa, mùa lạnh quá, nóng quá…)
    4. Hệ rêu tảo chuyển mùa (đang sinh trưởng tốt chuyển quá thoái triển…)

    – Do người nuôi:

    1. Vệ sinh hồ, vệ sinh hệ lọc, sắp xếp lại các thứ trong hồ… (hồ cá vàng càng đơn giản, trống trãi càng tốt, cá vàng thích vậy!)
    2. Cá vận chuyển đường xa (stress thực thể)
    3. Cá mới vào hồ (stress tâm lý, có thể cho cá cũ)

    – Phải phân biệt với các bệnh truyền nhiễm do cá mới đem về vì cách giải quyết khác hẳn.

    B. NGUYÊN TẮC CẦN NẮM

    – Cảm lạnh cần thời gian để phục hồi, như lúc bạn bị cảm cúm vậy: cần đến 5-7 ngày để khoẻ lại, cơ thể tự phục hồi theo sự thoái rút của virus.

    – Bạn phải tôn trọng nguyên tắc này để làm các bé cưng khoẻ lại.

    C. CÁCH KHẮC PHỤC

    1. Tôn trọng nguyên tắc
    2. Không làm gì có khi lại có lợi hơn
    3. Nghỉ ngơi: để các bé cưng nghỉ ngơi 1 tuần đôi khi lâu hơn (cứ để yên trong bể) hạn chế cho ăn
    4. Uống nhiều nước (thay nước đúng cách: thay 20% mỗi ngày, nước nên xử lý trước, điều này rất quan trọng khi nguyên nhân là HỘI CHỨNG URÊ NƯỚC CAO)
    5. Điều chỉnh theo nguyên nhân, hạn chế dùng thuốc nhất là các bạn mới chơi
    6. Theo dõi biểu hiện để sớm nhận ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần xử lý đúng cách: bệnh đốm trắng, kí sinh trùng (trùng mỏ neo, rận nước..) bệnh nấm mang…, hay những bệnh thực thể (u, suy chức năng cơ quan mạn tính)

    Nguồn: Kiến thức – kinh nghiệm nuôi cá vàng